Mua bán doanh nghiệp trong ngành tài chính sẽ tăng tốc

29/01/2016  

Có tới 80% doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng rằng hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A) trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam sẽ sôi động trở lại trong vài năm tới.

Mặc dù các giao dịch mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 chưa thực sự sôi động, tuy nhiên theo khảo sát của Công ty PwC Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc quan về triển vọng của thị trường M&A trong thời gian tới. Điều này dựa trên cơ sở tình hình chung của thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt, áp lực ngày càng tăng về hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn cùng xu hướng thoái vốn của không ít nhà đầu tư chiến lược ngoài khu vực.

Mua bán doanh nghiệp trong ngành tài chính sẽ tăng tốc

Cũng theo khảo sát trên, hiện chỉ một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp dự báo thị trường M&A sẽ ổn định. Trong khi có tới 80% doanh nghiệp cho rằng hoạt động M&A trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam sẽ sôi động trở lại.

Bên cạnh đó, doanh nhân Việt Nam cũng lạc quan về nhu cầu giao dịch M&A của chính công ty mình. Dù hơn 1/3 số người được hỏi cho biết định hướng chiến lược của công ty họ vẫn chưa được xác định nhưng gần 40% tin rằng, trong những năm tới rất có thể diễn ra các giao dịch M&A lớn trong ngành dịch vụ tài chính. Hiện các thương vụ M&A này được thực hiện với mong muốn thông qua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để thu hút khách hàng mới và thành lập các tổ hợp tài chính cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn cho khách hàng.

Doanh nhân Việt Nam nói chung khá tự tin về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Điều này phần nào cho thấy sức hút lớn của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Việc điều tiết vốn chặt chẽ hơn trong lĩnh vực ngân hàng gần đây cũng có thể là cơ hội cho việc đầu tư vào các thị trường đã xác định rõ mục tiêu. Ngoài ra, việc tăng thị phần đang được đặc biệt nhấn mạnh trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam hiện nay nên tiềm năng hợp nhất trong ngành này là rất lớn.

Mặc dù vậy, bên cạnh các dấu hiệu tích cực thì vẫn còn không ít trở ngại và rào cản đối với hoạt động M&A tại Việt Nam như: hạn chế về vốn, sự cạnh tranh quá mức giữa các đơn vị đấu thầu, thiếu nguồn tài chính bên ngoài, thiếu các đối tượng mục tiêu hấp dẫn, khó khăn trong việc định giá giao dịch, thiếu thông tin về đối tượng mục tiêu, chênh lệch trong kỳ vọng về giá giao dịch giữa các bên, hạn chế về quyền sở hữu…

Theo khảo sát của Công ty PwC, các giao dịch mua bán doanh nghiệp trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung sẽ tăng tốc trong năm tới, nhờ có môi trường vĩ mô thuận lợi trong dài hạn cùng một loạt yếu tố mang tính chiến lược. Những lĩnh vực được xem là có tiềm năng tăng trưởng về M&A lớn nhất là: quản trị tài sản và tài chính phi ngân hàng tại Indonesia; đầu tư tín thác, bảo hiểm nhân thọ và quản trị tài sản tại Trung Quốc; ngành ngân hàng và bảo hiểm tại Indonesia; bảo hiểm tại Malaysia; quản trị tài sản tại Australia;  ngành ngân hàng tại Việt Nam