Mua bán doanh nghiệp
Không phải cứ thành lập doanh nghiệp xong thì mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp và công ty đó sẽ đứng vững trên thị trường. Vốn dĩ thị trường là một nơi vô cùng tàn khốc, đơn vị nào không thể “đấu lại” đối thủ thì cái kết phá sản, giải thể hay bị thâu tóm, sáp nhập là chuyện dĩ nhiên. Song có những kết quả này cũng chỉ giúp cho nền kinh tế được thịnh vượng hơn mà thôi. Nếu các bạn đọc giả còn nghi hoặc về mua bán doanh nghiệp hay còn nhiều vướng mắt với câu hỏi: Mua bán doanh nghiệp là gì? thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Mua bán doanh nghiệp là gì?
Thuật ngữ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được dịch từ cụm từ tiếng Anh là Merger & Acquisition hay còn được viết tắt là M&A. Mục đích của hoạt động mua bán doanh nghiệp là giành quyền kiểm soát đơn vị doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ.
Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.
Mua bán sáp nhập doanh nghiệp và vấn đề cần quan tâm
Quyết định mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn vong của một đơn vị mà cả bên mua và bên bán đều có những khía cạnh cần quan tâm để đạt được mục đích.
Dưới đây là một số vấn đề cần xem xét khi diễn ra quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp:
- Các báo cáo tài chính
- Các khoản phải trả và phải thu
- Đội ngũ nhân viên
- Các khách hàng
- Địa điểm kinh doanh
- Tình trạng cơ sở vật chất
- Các đối thủ cạnh tranh
- Đăng ký kinh doanh, các giấy phép, phân chia khu vực kinh doanh
Thủ tục mua bán doanh nghiệp
Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:
1. Hồ sơ pháp lý bán doanh nghiệp bao gồm:
- Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người bán và người mua;
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người mua;
- Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân.
2. Hồ sơ pháp lý mua doanh nghiệp gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Cơ quan giải quyết:
Cơ quan đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đăng kí.
5. Cơ sở pháp lý của thủ tục:
- Luật doanh nghiệp 2005
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
- Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 4/6/2010 về hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định.
Xem Thêm:
>> Hội Luật Sư Hà Nội
>> luât sư hình sự
>> tư vấn xin giấy phép