Mua bán sáp nhập doanh nghiệp

12/11/2015  

Quá trình tăng trưởng của kinh tế luôn kéo theo sự biến động cho sự tồn tại của một doanh nghiệp. Chỉ có những đơn vị đủ sức nâng tầm ảnh hưởng của mình đến người tiêu dùng, tìm ra lối đi riêng, tạo dựng được vị thế riêng biệt trên thị trường đầy rẫy những cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và đi lên. Chính vì vậy mà chúng ta thường nghe chuyện mua bán doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn thâu tóm, sáp nhập những công ty nhỏ hơn trong thời buổi hiện nay. Đó cũng là một hình thức trên con đường phát triển kinh tế. Vậy, mua bán sáp nhập doanh nghiệp và những khía cạnh cần quan tâm xung quanh vấn đề này là gì? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Theo điều 107 và Điều 108 tại Luật Doanh nghiệp, khái niệm về mua bán sáp nhập doanh nghiệp đã được định nghĩa như sau:

  • Hợp nhất doanh nghiệp là: "Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất".
  • Sáp nhập doanh nghiệp là: "Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập". Trong bài viết này, khái niệm công ty cùng loại trong hai điều luật trên xin được hiểu theo nghĩa là các công ty có cùng loại hình doanh nghiệp.
  • Một số vấn đề cần quan tâm xung quanh mua bán sáp nhập doanh nghiệp

  • Nguyên tắc cơ bản trong mua bán sáp nhập doanh nghiệp: để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là việc đó phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tính trạng cũ không đạt được.
  • Giá trị mang lại khi thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp: của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ.
  • Năng lực cạnh tranh: những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn.
  • Sự đồng thuận: các cổ đông phải đồng ý về việc này với đa số phiếu thuận thì quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp mới được xem là thành công.
  • Còn rất nhiều vấn đề xung quanh thành lập doanh nghiệp cũng như mua bán sáp nhập mà trong bài viết lần này, chúng tôi không thể đề cập hết. Liên hệ vơi chúng tôi để được tư vấn cụ thể và truy cập vào website: luatsuthudo.vn để biết thêm các thông tin liên quan về doanh nghiệp.