Tạm đình chỉ điều tra là gì ? Quy định mới về tạm đình chỉ điều tra

15/12/2021  

Tạm đình chỉ điều tra là tạm ngừng việc điều tra đối với vụ án hoặc đối với từng bị can trong một thời gian nhất định (Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Bài viết phân tích và làm sáng tỏ quy định pháp luật tố tụng hình sự về tạm đình chỉ điều tra, cụ thể:

1. Quy định về tạm đình chỉ điều tra

Căn cứ theo quy định tại Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự được quy định như sau:

1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;

b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;

c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.

2. Quy định pháp luật về tạm đình chỉ điều tra

Trong quá trình điều tra cũng như khi đã hết thời hạn điều tra, nếu có những căn cứ sau đây thì cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra:

- Khi hết thời hạn điều tra nhưng chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu. Đây là trường hợp cơ quan điều tra đã xin gia hạn và sử dụng hết thời hạn điều tra vụ án mà vẫn không xác định được ai là bị can thì phải quyết định tạm đình chỉ điều tra. Còn trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra (Xem: Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo. Trường hợp này cơ quan điều tra có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra.

- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Trong vụ án có nhiều bị can mà lí do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

Khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ trừ trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu.

2. Một số ý nghĩa của việc tạm đình chỉ điều tra

Ý nghĩa của việc quy định về tạm đình chỉ điều tra là nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dài thời hạn điều tra khi không cần thiết, đồng thời khắc phục việc lạm dụng thời hạn điều tra.

Quy định về tạm đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục hiện tượng quá tải, tồn động án ở khâu điều tra khi có những yếu tố bất khả kháng, để giảm bớt nhu cầu sử dụng lực lượng điều tra và giảm tối đa những chi phí vật chất không cần thiết cho hoạt động tố tụng này.

Mặt khác, tạm đình chỉ điều tra còn là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc đề phòng những oan sai có thể xảy ra trong thực tiễn điều tra.

Việc tạm đình chỉ điều tra sẽ giúp cơ quan điều tra giảm bớt khả năng phải xin gia hạn điều tra, khi không cần thiết phải kéo dài thời hạn chờ đợi để tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết.

Điều luật quy định những trường hợp tạm đình chỉ điều tra, những điều kiện để tạm đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục thực hiện việc tạm đình chỉ điều tra. Căn cứ vào những quy định trong Điều luật thì tạm đình chỉ điều tra được thực hiện khi có một trong hai trường hợp sau đây:Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác;Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn điều tra.

4. Đình chỉ điều tra là gì?

Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Điều 230. Đình chỉ điều tra

1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.

5. Các trường hợp đình chỉ điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

+ Một là, người bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với nhũng vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự (Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại), đối với những vụ án chí khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì vụ án phải được đình chỉ khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố;

+ Hai là, Thứ hai, có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Khi trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện và xác định: có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự;

+ Ba là, khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Hết thời hạn điều tra được hiểu là hết thời hạn đã gia hạn lần cuối cùng theo luật định.

+ Bốn là, điều luật quy định khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

Lưu ý:

+ Đình chỉ điều tra là kết cục của một quá trình hoạt động điều tra, khi xuất hiện lý do khách quan theo quy định của pháp luật không thể xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi (khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố) hoặc do khả năng chủ quan của cơ quan điều tra, bằng các hoạt động điều tra không thể chứng minh đuợc hành vi phạm tội khi thời hạn điều tra đã hết và theo quy định của pháp luật phải ngừng các hoạt động đó. Khác với tạm đình chỉ điều tra, việc dừng các hoạt động điểu tra ở đây không có ý nghĩa tạm thời mà là kết thúc hoạt động điều tra.

+ Quy định về đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nhận thức đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy ra mang dấu hiệu vụ án hình sự…

+ Quy định về đình chỉ điều tra có ý nghĩa xã hội sâu sắc ở chỗ thiết lập sự công bằng cần thiết giữa lợi ích công và lợi ích riêng của cá nhân con người (người bị hại, người bị khởi tố); là xác lập một trong những giới hạn cần thiết của quá trình điều tra (về mặt thời gian).

6. Việc áp dụng thời hiệu đối với các vụ án đang tạm đình chỉ để làm căn cứ đình chỉ...

Theo quy định tại khoản 1 Điều 230 BLTTHS, việc đình chỉ điều tra được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
- Khi đã hết thời hạn điều tra vụ án hình sự mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 229 BLTTHS, việc tạm đình chỉ điều tra được Cơ quan điều tra quyết định khi thuộc một trong các trường hợp:
- Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính như sau: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, đối với trường hợp người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, có thể xác định việc áp dụng thời hiệu đối với vụ án bị tạm đình chỉ điều tra được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015. Đối với trường hợp tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu TNHS thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
2. Việc phục hồi điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 235 BLTTHS chỉ được thực hiện khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, khi đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 230 và khoản 5 Điều 157 BLTTHS.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về điều tra vụ án hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0069 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật The Light

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Quy định về tạm đình chỉ điều tra

Trả lời:

1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;

b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;

c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.

Câu hỏi: Một số ý nghĩa của việc tạm đình chỉ điều tra

Trả lời:

Ý nghĩa của việc quy định về tạm đình chỉ điều tra là nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dài thời hạn điều tra khi không cần thiết, đồng thời khắc phục việc lạm dụng thời hạn điều tra.

Quy định về tạm đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục hiện tượng quá tải, tồn động án ở khâu điều tra khi có những yếu tố bất khả kháng, để giảm bớt nhu cầu sử dụng lực lượng điều tra và giảm tối đa những chi phí vật chất không cần thiết cho hoạt động tố tụng này.

Mặt khác, tạm đình chỉ điều tra còn là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc đề phòng những oan sai có thể xảy ra trong thực tiễn điều tra.

Việc tạm đình chỉ điều tra sẽ giúp cơ quan điều tra giảm bớt khả năng phải xin gia hạn điều tra, khi không cần thiết phải kéo dài thời hạn chờ đợi để tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết.

Điều luật quy định những trường hợp tạm đình chỉ điều tra, những điều kiện để tạm đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục thực hiện việc tạm đình chỉ điều tra. Căn cứ vào những quy định trong Điều luật thì tạm đình chỉ điều tra được thực hiện khi có một trong hai trường hợp sau đây:Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác;Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn điều tra.

Câu hỏi: Đình chỉ điều tra là gì?

Trả lời:

1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.