Tư vấn pháp luật về đất đai

01/12/2015  

Tư vấn pháp luật về đất đai ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, và người ta cần nó nhằm giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai, giúp ổn định xung đột và xã hội. “Tấc đất, tấc vàng”, với xã hội ngày nay thước đo sự giàu có của một người không phải anh ta có bao nhiêu tiền, mà là anh ta có bao nhiêu miếng đất. Đất quan trọng và có giá như vậy nên những tranh chấp xoay quanh nó ngày một phổ biến.

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong đó: Đối tượng tranh chấp và các chủ thể tham gia tranh chấp không có quyền sở hữu đối với đất này. Bởi vì theo Điều 4 hoặc Điều 53, Hiến pháp 2013 có quy định rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Các dạng tranh chấp đất đai

Thực tế, tranh chấp đất đai là hiện tượng phổ biến mà trong đó bao gồm cả sự đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Nhưng về cơ bản có thể được chia thành 3 dạng như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Nghĩa là có một mảnh đất nhưng lại có nhiều người dành và không biết ai là người có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất đất đó. Những kiểu thường gặp như tranh chấp về ranh giới đất, quyền sử dụng đất gắn liền với quan hệ khi ly hôn hay thừa kế, tranh chấp để đòi lại đất (trong trường hợp cho người khác mượn mà không trả lại, hoặc giữa người dân bản địa với những người đi xây dựng kinh tế mới ở ngay bản địa đó,..),…

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đây là dạng ít gặp nhất, thường liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp đất đai

  • Luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đứng ra quản lý.
  • Đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nên khuyến khích hòa giải nội bộ.
  • Mục đích của việc giải quyết tranh chấp đất đai này là ổn định các mối quan hệ, kinh tế, xã hội,…

Tư vấn tranh chấp đất đai

Tư vấn pháp luật về đất đai

Khi có những tranh chấp đất đai chúng ta cần tìm hiểu rõ luật về đất đai do Nhà nước ban hành. Ai sẽ là người cung cấp thông tin cho chúng ta? Chúng ta có thể tìm hiểu thông qua sách báo, tivi, internet,… song để cụ thể, chi tiết và dễ hiểu nhất hãy tìm đến những trung tâm tư vấn pháp luật.

Với trung tâm tư vấn pháp luật về đất đai bạn sẽ hiểu việc làm của bạn là đúng hay sai, và bạn cần làm gì để có thể lấy lại những gì thuộc về mình (hay còn gọi là công bằng). Nếu bạn vẫn chưa biết văn phòng luật sư uy tín nào để có thể nhờ cậy, hãy truy cập website luatsuthudo.vn hoặc gọi ngay vào số điện thoại 1900 0069 để được các luật sư giỏi chúng tôi hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.