Mức hình phạt dành cho đánh ghen

24/11/2015  

Bên cạnh những vụ án ly hôn ngày càng cao là tình trạng đánh ghen ngày một phổ biến. Và đa số mọi người khi tức giận đều không kiềm chế được mình và tiến hành đánh ghen một mình hoặc hội đồng. Vậy đối với trường hợp đánh ghen có bị pháp luật xử lý không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? Trong trường hợp có vợ/ chồng ngoại tình chúng ta phải làm gì thay vì đánh ghen?

Hình phạt cho người đi đánh ghen

Tùy theo mức độ, hành vi và hậu quả mà người đánh ghen sẽ có những mức hình phạt thích ứng. Trong quá trình đánh ghen, dù là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tổn hại đến tinh thần người khác hay nặng hơn là gây thương tích thì tùy theo tội mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhưng nếu đánh ghen mà không có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi đánh ghen sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Theo điểm e, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 167/2013 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác...”;

Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chồng tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì  bị xử phạt hành chính, cụ thể:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"

Bạn nên làm gì?

Trong trường hợp này Luật sư Thủ Đô khuyên bạn rằng hãy tỉnh táo, đừng vì nóng giận nhất thời làm mất đi lý trí và gây hại đến bản thân mình. Chúng ta là những người đúng, vợ/ chồng chúng ta ngoại tình là họ sai, nhưng nếu chúng ta tiến hành đánh ghen thì ngược lại người sai sẽ là chúng ta.

Thực tế đã cho thấy nhiều vụ đánh ghen đã bị khởi tố hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Chính vì vậy việc của chúng ta là thu thập chứng cứ và tố cáo đến cơ quan công an để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ hành vi của những người này.

Cụ thể như sau:

Đối với xử phạt hành chính

Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản".

Đánh ghen

Đối với trách nhiệm hình sự

Theo hướng dẫn tại khoản 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.

Theo đó, Điều 147 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

  • "Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
  • Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".

Nếu bạn gặp bất cứ thắc mắc nào trong hôn nhân hoặc cuộc sống cần đến tư vấn pháp luật thì hãy liên hệ với đội ngũ luật sư giỏi  - The Light để chúng tôi có thể bảo vệ bạn.