Tài sản chung của hai vợ chồng là đất đai thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?

01/12/2021  

Mức án phí khi giải quyết phân chia tài sản chung là bao nhiêu tiền? Cách thức và quy trình phân chia tài sản chung một cách đúng luật? ... và một số vướng mắc khác liên quan đến phân định tài sản chung, tài sản riêng sẽ dược luật sư giải đáp cụ thể:

1. Mức án phí phân chia tài sản chung là đất đai?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn ly hôn và không trao đổi được với nhau về tài sản và phải yêu cầu Tòa Án giải quyết, vợ chồng tôi có một khối tài sản là bất động sản, định giá tài sản là 3 tỷ 200 triệu thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu ?

Cảm ơn!

Trả lời:

1.1 Ly hôn và yêu cầu phân chia tài sản được giải quyết như thế nào?

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng.

Luật sư The Light làm việc tại Tòa an nhân dân huyện Thái Thụy

1.2 Ai phải nộp tiền tạm ứng án phí ?

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

1.3 Ai là người phải chịu án phí sơ thẩm ?

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

1.4 Cơ sở thu tạm ứng án phí là như thế nào ?

Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự: giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản.

1.5 Bất động sản 3 tỷ 200 triệu đồng thì án phí dân sự sơ thẩm là bao nhiêu?

DANH MỤC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)

  1. DANH MỤC ÁN PHÍ

Stt

Tên án phí

Mức thu

I

Án phí hình sự

 

1

Án phí hình sự sơ thẩm

200.000 đồng

2

Án phí hình sự phúc thẩm

200.000 đồng

II

Án phí dân sự

 

1

Án phí dân sự sơ thẩm

 

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

1.4

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch

 

a

Từ 60.000.000 đồng trở xuống

3.000.000 đồng

b

Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% của giá trị tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

1.5

Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 2.000.000.000 đồng

44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

2

Án phí dân sự phúc thẩm

 

2.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

300.000 đồng

2.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại

2.000.000 đồng

III

Án phí hành chính

 

1

Án phí hành chính sơ thẩm

300.000 đồng

2

Án phí hành chính phúc thẩm

300.000 đồng

=> Do đó, bạn có thể áp dụng theo công thức trên để đưa ra kết quả cho mình.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thủ tục ly hôn khi chưa có tài sản chung, con chung ?

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi và vợ cưới nhau vào tháng 04 năm 2017 tới nay đã nảy sinh các vấn đề không thể hòa giải cụ thể như sau: Trước kia, chúng tôi đến với nhau trong 04 tháng và toàn bộ gia đình đều nói cô ấy từng có một đời chồng rồi.

Khi cô ấy có bầu 06 tháng thì chồng cô ấy bị tai nạn và mất. Nhưng bây giờ tôi đã biết cô ấy đã có hai con và nguyên nhân gia đình mà họ xa nhau. Sau khi cưới vợ tôi đã nảy sinh thêm gia đình bên nội và cô ấy quyết về với bên ngoại vì cô ấy không hòa hợp bên nội được. Vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn mỗi khi tôi thất nghiệp vì tôi làm tự do, áp lực kìm nén tôi đã tin tưởng và chấp nhận cô ấy khi cô ấy nói có một con và chồng mất khi cô ấy có bầu 06 tháng. Tôi thương vì hoàn cảnh cô ấy mà đến, nhưng sự thật vỡ lẻ khi cô ấy có hai đứa con: cháu đầu khoảng 14 tuổi, cháu thứ 2 được 12 tuổi và đang sống chung với tôi.

Tôi quyết định ly hôn cũng bởi chúng tôi chưa có tài sản chung và cũng chưa có con chung hiện tại đang sống với nhau ở phòng trọ ?

Mong được luật sư tư vấn để tôi được giải quyết ly hôn sớm nhất. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì bạn hoặc vợ bạn hoặc cả hai vợ chồng bạn đều có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng bạn. Đối với trường hợp khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì bố, mẹ hoặc người thân thích của vợ chồng có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng mà không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng.

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn không nêu rõ là bạn muốn ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng bạn đều thuận tình ly hôn vì vợ chồng bạn không có tài sản chung và không có chung. Do đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp 1: Hai vợ chồng bạn đều đồng ý muốn ly hôn

Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

"Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, cả hai vợ chồng bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng bạn khi cả hai bạn thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trong trường hợp này, hai vợ chồng bạn có kết hôn nhưng vẫn chưa có con chung và chưa có tài sản chung thì chỉ cần nói rõ lý do chính đáng mà vợ chồng bạn muốn ly hôn và nộp hồ sơ gồm những giấy tờ sau tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình:

- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn: Viết tay, đánh máy hoặc đến trực tiếp Tòa án xin mẫu đơn;

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;

- Bản sao sổ hộ khẩu của vợ, chồng bạn có chứng thực hoặc công chứng;

- Bản sao chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu có chứng thực hoặc công chứng của hai vợ chồng bạn.

Thủ tục ly hôn thuận tình bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: Hướng dẫn thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất của luật hôn nhân gia đình năm 2014 ?

Trường hợp 2: Chỉ có bạn muốn ly hôn với vợ bạn

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, hai vợ chồng bạn hiện nay đã có rất nhiều mâu thuẫn phát sinh, cả hai vợ chồng khó có thể hòa giải được, bạn cũng đang bị áp lực rất nhiều từ cuộc sống hôn nhân. Lúc này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng bạn khi bạn có căn cứ cho rằng cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Khi đó, nếu bạn muốn ly hôn đơn phương thì bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

- Đơn khởi kiện về việc ly hôn: viết tay, đánh máy hoặc đến trực tiếp Tòa án xin mẫu đơn khởi kiện về việc ly hôn;

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;

- Bản sao sổ hộ khẩu của bạn có chứng thực hoặc công chứng;

- Bản sao chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu có chứng thực hoặc công chứng của bạn;

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn có thể nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi vợ bạn đăng ký tạm trú hoặc có hộ khẩu thường trú hoặc nơi làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục ly hôn đơn phương bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: Thủ tục ly hôn đơn phương

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0069 để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Phân chia tài sản chung khi sống cùng bố mẹ chồng ?

Thưa Luật sư! tôi có 1 số thắc mắc mong muốn Luật sư giải đáp giùm: Tôi và chồng tôi lấy nhau được 1 năm. trước khi cưới khoảng nửa năm, chồng tôi có mua nhà để cả gia đình anh sống, anh thanh toán 1 phần, 1 phần vay ngân hàng để thanh toán, và khoản ngân hàng hỗ trợ cho vay sẽ trả nợ trong 5 năm.

Do ba anh làm buôn bán nhỏ, mẹ anh ở nhà nội trợ, nên anh dựa vào thu nhập của mình hàng tháng để đứng ra vay ngân hàng. Sổ đỏ căn nhà do anh đứng tên.

Sau khi lấy nhau được 1 năm, anh nói tôi cắt khẩu và nhập khẩu vào nhà anh, nhưng ba mẹ chồng không đồng ý vì sợ sau khi nhập khẩu thì tôi cũng được đồng sở hữu căn nhà, (mặc dù tài sản hình thành trước hôn nhân nhưng chồng tôi vẫn đang nợ tiền vay ngân hàng để mua căn nhà đó) Ba mẹ anh sợ sau này vợ chồng tôi xảy ra chuyện gì, tôi sẽ đuổi các em chồng ra khỏi nhà, tranh chấp tài sản,…

Luật sư cho tôi hỏi, nếu bây giờ tôi nhập khẩu vào nhà anh thì căn nhà đó tôi có được đồng sở hữu không. Và căn nhà đó hiện tại ngoài thuộc quyền sở hữu của anh, thì ba mẹ và các em anh có đồng sở hữu căn nhà đó ko?

Giả sử tôi nhập khẩu vào nhà anh và được đồng sở hữu căn nhà, sau này khi chồng tôi muốn chuyển nhượng căn nhà lại cho ba mẹ anh đứng tên, thì ngoài sự đồng ý của anh có phải có sự đồng ý của tôi hay không. Do hiện tại cả 2 vợ chồng tôi đều đứng ra trả nợ ngân hàng hàng tháng cho căn nhà anh mua.

Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư,

Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.0069

Luật sư tư vấn:

Trước hết, theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng."

Và tại Điều 43 Luật trên quy định về tài sản riêng:

"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng."

Như vậy, qua phần trình bày của bạn, căn nhà trên chồng bạn đã đứng ra mua trước khi kết hôn với bạn, tuy nhiên, các khoản nợ do mua căn nhà này hiện tại do chồng bạn tiếp tục trả (khi đang trong quan hệ hôn nhân với bạn). Vì vậy, nếu khoản tiền dựa trên thu nhập mà chồng bạn đang tiếp tục trả này không có sự đóng góp của bạn, mà hoàn toàn do chồng bạn độc lập kiếm được thì căn nhà này được xét là tài sản riêng của chồng bạn. Nếu chồng bạn tiến hành nhập tài sản riêng vào khối tài sản riêng của vợ chồng thì lúc này đây được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

- Theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

"Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

  1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này."

Như vậy, nếu sau này khi đăng ký quyền sở hữu với căn nhà mà bạn cũng đứng tên trong giấy chứng nhận, thì lúc này, căn nhà được xem là sở hữu chung của vợ chồng. Còn về phần bố mẹ và các em của chồng bạn, nếu đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này mà được cấp dưới dạng là Hộ gia đình thì tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm này thì đều có quyền được sử dụng. Còn nếu cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở mà chỉ có tên vợ chồng bạn, thì những người này không có quyền đối với khối tài sản này.

Theo đó, về việc định đoạt quyền sở hữu ngôi nhà, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

  1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
  2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
  3. a) Bất động sản;
  4. b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
  5. c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình."

Như vậy, nếu căn nhà trên mà bạn được là đồng sở hữu, thì mọi giao dịch liên quan đến phần đất và ngôi nhà này cần phải có sự chấp thuận của cả hai vợ chồng.

Những điều cần lưu ý: Bạn cần xem xét trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất có được đăng ký dưới dạng hộ gia đình hay không? Và có văn bản nhập mảnh đất và căn nhà trên vào tài sản chung của vợ chồng hay không? Bởi đây mới là yếu tố quyết định đối với quyền sở hữu căn nhà. Còn việc nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của gia đình chồng bạn thì chỉ có ý nghĩa quản lý hành chính chứ không ảnh hưởng tới quyền sở hữu tài sản của công dân.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0069 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật The Light.

4. Phân chia tài sản chung là căn nhà khi ly hôn ?

Kính chào các Quý luật sư Công ty tư vấn Luật The Light, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Mẹ tôi muốn đơn phương ly hôn với cha tôi , tài sản chỉ có 01 căn nhà. Xin cho tôi hỏi :

1/ Giá trị căn nhà sẽ do tòa quyết định hay cha mẹ tôi quyết định .

2/ Theo dự đoán của chúng tôi thì căn nhà có trị giá là 03 tỷ đồng .Nếu vậy , thì khi đưa đơn ra tòa thì mẹ tôi phải chịu tổng cộng án phí là bao nhiêu ?.

3/ Nếu chúng tôi muốn thuê luật sư , thì chúng tôi phải trả phí cho luật sư là bao nhiêu ?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật The Light. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư.

Người gửi: Phạm Ngọc Yến

Luật sư tư vấn pháp luật trưc tuyến, gọi: 1900.0069

Trả lời:

  1. Giá trị căn nhà sẽ do Tòa án quyết định hay cha mẹ tôi quyết định ?

Theo Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

"Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

  1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
  2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

  1. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
  3. b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
  4. c) Các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá."

Khi có tranh chấp về giá trị tài sản, nếu các bên thỏa thuận được về giá trị khối tài sản đang tranh chấp hoặc cung cấp được giá tài sản, thì Tòa án tôn trọng sự quyết định của các đương sự trong việc định giá tài sản.

Trong trường hợp các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản (điểm b khoản 3) thì tòa án sẽ tiến hành định giá tài sản mà không cần có yêu cầu của các bên đương sự.

Trong trường hợp các bên thỏa thuận với nhau hoặc tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba (diểm c khoản 3) thì tòa án sẽ tiến hành định giá tài sản mà không cần có yêu cầu của bên đương sự.

Như vậy, việc xác định giá tài sản có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản.TheoThông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự .Việc thỏa thuận giữa các bên về việc xác định giá tài sản phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  1. Người tham gia thỏa thuận về xác định giá tài sản phải là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;
  2. Các bên tham gia thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện;
  3. Tuân thủ các nguyên tắc định giá tài sản;
  4. Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận.

Nếu các bên có thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản thì thỏa thuận này phải đáp ứng được các yêu cầu như:

  1. Người tham gia thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản phải là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;
  2. Các bên tham gia thỏa thuận dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện;
  3. Tuân thủ các nguyên tắc định giá tài sản;
  4. Tổ chức thẩm định giá được lựa chọn phải đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luât về thẩm định giá;
  5. Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận.

Theo Điều 9 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giá về thẩm định giá thì tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá phải đáp ứng các điều kiện sau:

“1. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.

  1. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
  2. a) Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
  3. b) Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
  4. c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
  5. d) Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;

đ) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;

  1. e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội”.

Vậy, tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá là tổ chức có tên trong danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản do Bộ Tài chính thông báo hàng năm mà danh sách đó đang có giá trị tại thời điểm được thuê.

Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được về giá tài sản, không thỏa thuận được sẽ lựa chọn tổ chức thẩm định giá nào mà có yêu cầu Tòa án xác định giá tài sản thì Tòa án có quyền ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp. Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận với nhau hoặc thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước thì Tòa án cũng có quyền ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp. Khi đó, Tòa án sẽ thành lập Hội đồng định giá gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan.Thủ tục thành lập Hội đồng định giá và ra quyết định định giá cũng như quyền hạn của thành viện Hội đồng định giá được quy định chi tiết trong Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011,; Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014.

Trường hợp của mẹ chị, việc quyết định giá trị căn nhà sẽ do bố mẹ chị tự thỏa thuận hoặc thông qua một tổ chức thầm định giá do bố mẹ chị thỏa thuận lựa chọn. Nếu bố mẹ chị không thỏa thuận được giá căn nhà hoặc không thống nhất lựa chọn tổ chức thẩm định giá hoặc không đồng ý với giá do tổ chức thẩm định giá đưa ra mà có đơn yêu cầu Tòa án xác định giá căn nhà thì Tòa án sẽ ra quyết định định giá căn nhà này. Nếu trong trường hợp bố mẹ chị thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩ vụ với Nhà nước thì Tòa án cũng có quyền ra quyết định định giá tài sản.

2. Về án phí

Do thông tin chị cung cấp còn hạn chế nên Công ty xin tư vấn cho chị theo hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu mẹ chị là mẹ của liệt sỹ, người có công với cách mạng thì mẹ chị sẽ được miễn nộp toàn bộ án phí theo quy định tại Điều 11 1 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

Trường hợp thứ hai, mẹ chị không thuộc đối tượng được miễn tiền nộp án phí:

Theo gia đình chị ước lượng thì căn nhà có giá trị khoảng 03 tỷ đồng. Căn cứ Phụ lục Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 quy định mức án phí, lệ phí của Tòa án thì mức án phí mà mẹ chị sẽ phải đóng là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.

Theo đó, toàn bộ mức án phí mà mẹ chị sẽ phải đóng là:

72.000.000 + (2 x 1.000.000.000)/100 = 92.000.000 (Việt nam đồng).

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty của chúng tôi.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật The Light

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì?

Trả lời:

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

-  Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

Câu hỏi: Quyền của vợ chồng trong khối tài sản chung được xác định thế nào?

Trả lời:

 Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Câu hỏi: Án phí dân sự là gì?

Trả lời:

Án phí dân sự là khoản chi phí để xét xử một vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự mà đương sự phải nộp theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.