Vấn đề về vốn khi thành lập công ty

19/11/2015  

Khi thành lập công ty, ta có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét và cân nhắc kỹ, trong đó nguồn vốn là một trong những vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất. Vốn đăng ký thành lập công ty bao gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản:

  • Một là, vốn điều lệ: Vốn điều lệ của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập. Vốn điều lệ của công ty Việt Nam được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên về việc chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty khi thành lập thì tùy theo loại hình thành lập doanh nghiệp mà công ty nên đăng ký vốn sao cho thích hợp. Công ty cổ phần và công ty TNHH thì chủ sở hữu phần vốn góp sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình, riêng loại hình doanh nghiệp tư nhân, thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trên tất cả tài sản của mình.
  • Hai là, vốn pháp định: Vốn pháp định được quy định theo danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định theo quy định của chính phủ.

Ví dụ:

  • Thành lập công ty bất động sản có vốn pháp định 6 tỷ đồng, theo quy đinh tại Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007.
  • Thành lập Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định: Công ty tài chính: 300 tỷ đồng, Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006
  • Thứ 3, vốn ký quỹ: Vốn ký quỹ thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.

Ví dụ: Thành lập công ty dịch vụ đòi nợ hoặc công ty bảo vệ yêu cầu vốn ký quỹ ngân hàng là 2 tỷ đồng.

  • Thứ 4, vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài: Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập cty 100% vốn nước ngoài.