Quy chế tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định hiện hành

11/11/2015  

Trên con đường hình thành và phát triển của mình, có vô số các yếu tố tác động từ bên ngoài và cả ảnh hưởng từ bên trong làm thay đổi hướng đi của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và tiếp tục hành trình chứng tỏ địa vị trong thị trường ngành, không ít doanh nghiệp đã phải tổ chức lại/tái cấu trúc để thay đổi diện mạo và hoạch định chiến lược khác. Nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho các đơn vị nước ta trong thời điểm hội nhập kinh tế, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về quy chế tổ chức lại doanh nghiệp như sau.

Tái cấu trúc doanh nghiêp là gì?

Bản chất của tái cấu trúc doanh nghiêp là việc tiến hành thay đổi doanh nghiệp một phần hay toàn diện, tự làm mới mình cho phù hợp với tình hình hiện tại để nâng cao năng suất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Quy định tổ chức lại doanh nghiêp

1. Chia doanh nghiệp

Theo Khoản 1, Điều 192, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

  • a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
  • b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
  • c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
  • 2. Tách doanh nghiệp

    Tại khoản 1 Điều 193 có quy định rõ: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

    3. Hợp nhất doanh nghiệp

    Quy định về hợp nhất doanh nghiệp được pháp luật nêu  ở Khoản 1 Điều 194. Cụ thể như sau: Hai hoặc một số công ty, sau đây gọi là công ty bị hợp nhất, có thể hợp nhất thành một công ty mới, sau đây gọi là công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

    4. Sáp nhập doanh nghiệp

    Khoản 1 Điều 195 đưa ra: Một hoặc một số công ty, sau đây gọi là công ty bị sáp nhập, có thể sáp nhập vào một công ty khác, sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

    Ngoài ra, trong văn bản ban bố tại chương này còn có quy định về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khác như: Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Các luật sư Hà Nội - The Light sẽ tư vấn pháp lý cho bạn tốt nhất các vấn đề liên quan về luật doanh nghiệp qua hotline: 1900 0069 hoặc tại trụ sở tầng 8 Tòa nhà CTM  số 299 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội