Hợp đồng vô hiệu chịu hậu quả pháp lý như thế nào?
01/12/2015Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được giao kết nhưng bị vô hiệu, theo đó các quyền và nghĩa vụ của các bên ko phát sinh từ thời điểm giao kết, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Hợp đồng vô hiệu xảy ra khi nó không đáp ứng được các điều kiện về giao dịch dân sự.
Vậy những căn cứ nào để xác minh hợp đồng vô hiệu?
Quy định tại điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quy định về các điều kiện đảm bảo giao dịch dân sự có hiệu lực như sau:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Do đó, bất cứ hợp đồng dân sự nào vi phạm một trong các điều kiện trên đều được xét là vô hiêu.
Hợp đồng vô hiệu phải chịu hậu quả pháp lý ra sao?
Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Có thiệt hại xảy ra.
- Có hành vi trái pháp luật.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: tức là thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
- Có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.
Khi đã xác định được cái yếu tố, bên thiệt hại có thể yêu cầu bên có lỗi gây thiệt hại bồi thường các tổn thất về vật chất; tổn thất tinh thần như đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, mất uy tín. Tuy nhiên, yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ để chứng minh. Đồng thời, bên gây thiệt hại cũng có thể yêu cầu giảm mức bồi thường và phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
Đội ngũ luật sư giỏi của chúng tôi sẽ tư vấn rõ hơn cho bạn các vấn đề liên quan tốt nhất qua hotline: 1900 0069