Phải đúng luật cảnh sát mới được quyền truy đuổi

03/12/2015  

Do cơ sở hạ tầng vật chất ở nước ta còn nhiều hạn chế nên giao thông luôn là vấn đề khiến cả xã hội “nhức nhối”, nhất là ở các thành phố lớn. Thế nên sự hiện diện của đội ngũ cảnh sát giao thông trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra tắc nghẽn, ùn lấn nhau phần nào đó giúp cho người dân lự thông đúng tuyến hơn vì hầu như ai cũng “sợ” các anh áo vàng. Song vẫn không hiếm những trường hợp người đi xe cố tình gây cản trở giao thông bằng cách đánh võng, tăng tốc độ, làm cho cảnh sát phải đuổi theo để bắt và xử lý, tránh gây ra hậu quả đáng tiếc. Vậy nhưng khi thực hiện hành động truy đuổi của mình, tiếng còi và tốc độ xe của cảnh sát giao thông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông chung. Nhiều người dân còn phản ánh “sự lạm dụng” quyền của cảnh sát. Vậy, khi nào thì cảnh sát mới có quyền truy đuổi? Trong bản tin lần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc giả tìm hiểu rõ hơn.

Quy địn về viêc truy đuổi của cảnh sát giao thông

Khoản 1 Điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ…”.

Bên cạnh đó, theo Điều 5 Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các quyền sau:

  • “Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
  • Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
  • Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
  • Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
  • Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
  • Tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi có ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”.
  • Theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh)...

    Căn cứ các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của cảnh sát giao thông vừa trích dẫn ở trên, pháp luật hiện chưa có quy định nào cho phép cảnh sát truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép cảnh sát, Thanh tra giao thông dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn.

    Văn phòng luật sư - The Light gồm những luật sư giỏi sẽ tư vấn pháp luật cho bạn tốt nhất các vấn đề về liên quan đến luật pháp Việt Nam hiện thành