Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ

28/11/2017  

Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ

>>Thừa kế theo pháp luật

>>Quy định chung của pháp luật về thừa kế

Bên cạnh quan hệ huyết thống và hôn nhân để xác định hàng thừa kế thì pháp luật còn căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng. Đây là một quan hệ làm phát sinh nhiều hệ quả pháp lý trong đó có việc xác định hàng thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định : Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “ con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, một người đã nhận người khác làm con nuôi của mình theo quy định của pháp luật sẽ là cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi đó. Vì thế họ là những người thừa kế ở hàng thứ nhất của con nuôi và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha mẹ nuôi mình.

Quy định này được hiểu, một người vừa được thừa kế di sản của bố mẹ nuôi vừa được thừa kế đối với gia đình cha mẹ đẻ như người không làm con nuôi của người khác. Người nhận nuôi con nuôi vừa thừa kế của con nuôi vừa được thừa kế của con đẻ như một người không nuôi con nuôi. Cụ thể hơn đối với cha mẹ vừa có quan hệ thừa kế với con đẻ vừa có quan hệ thừa kế với con nuôi . Đối với người con nuôi vừa có quan hệ thừa kế với cha mẹ nuôi vừa có quan hệ thừa kế với cha mẹ đẻ của mình. Đối với việc thừa kế của người con cần xác định:

+) Về phía gia đình cha mẹ nuôi của người đi làm con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi nhưng không có quan hệ thừa với cha mẹ và con đẻ của người nhận con nuôi . Cha mẹ của người nhận con nuôi cũng không được thừa kế của người con đó.

Nếu cha nuôi với mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người khác đó, vì thế họ không phải là thừa kế của nhau theo pháp luật.

+) Về phía gia đình, cha mẹ đẻ của người đi làm con nuôi. Người đã đi làm con nuôi của người khác vấn có quan hệ thừa kế với cha mẹ , ông bà nội ngoại , các cụ nội ngoại, anh,chị, em ruột,cô , gì , chú, bác cậu ruột như người không đi làm con nuôi. Về nội dung này cần lưu ý . Pháp luật đã thừa nhận quan hệ hôn nhân phát sinh trước ngày Luật Hôn nhân và Gia đình  năm 1986 mà không đăng ký kết hôn thì cũng nên thừa nhận việc  nuôi con nuôi thực tế được xác lập trước ngày này. Việc nhận nuôi con nuôi từ sau ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 1986  có hiệu lực đến trước ngày 01/01/2011  mà không đăng ký  tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền  thì được đăng ký trong thời hạn từ 01/01/2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 . Các trường hơp nhận nuôi con nuôi trước ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015. Nếu hết thời hạn này mà việc nhận nuôi con nuôi không được đăng ký thì không có giá trị pháp lý. Quy định như vậy, vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi đồng thời thể hiện sự thống nhất  trong quy định pháp luật.