Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
30/05/2016Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất là một khái niệm rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đó được xem là một trong những yếu tố cần thiết để chứng minh một mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bạn và chỉ bạn mới có quyết định việc sang nhượng, trao đổi hay mua bán đối với mảnh đất đó, là cơ sở pháp lý để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai. Mặc dù mang tính phổ biến và cần thiết như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về giá trị cũng như thủ tục xin loại loại giấy tờ này. Bài viết sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản nhất về khái niệm và trình tự xin giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để mọi người cùng tham khảo và có được những kiến thức cần thiết trong cuộc sống.
-
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất là gì?
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hay thường được gọi là sổ hồng, sổ đỏ theo ngôn ngữ bình dân là chứng thư có giá trị pháp lý nhằm xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất về quyền hạn và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất đai.
-
Những điều kiện cần thiết để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
Theo các quy định tại điều 49 Luật đất đai 2003 sửa đổi 2009 nêu rõ các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất bao gồm:
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này.
- Người mua nhà ở gắn.
- Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
-
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
Những quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất được quy định cụ thể tại Điều 105 luật đất đai 2013, cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn được phép ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất mà có nhu cầu cấp đổi, cấp lại thì thẩm quyền cấp thuộc về cơ quan tài nguyên và môi trường theo quy định của chính phủ.
Trên đây là một số quy định cơ bản về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn: 1900 0069 để tư vấn về luật đất đai mới nhất và nhận được những thông tin cụ thể nhất.